Khoa học thực nghiệm chứng minh hội họa là một trong những cách giúp bé thể hiện tình cảm, suy nghĩ giống như giao tiếp bằng lời hay cử chỉ. Hội họa kích thích não bộ trẻ phát triển, nâng cao khả năng diễn đạt, quan sát, tập trung và hình thành tư duy sáng tạo của các bé.
Những lúc nhìn Nàng loay hoay vẽ vẽ, tô tô chiếc bút của Nàng nó thoăn thoắt làm mẹ nhớ đến tuổi thơ của mình. Thay vì sự bắt chước những bức tranh được in trên đĩa đựng thức ăn mà mẹ giấu bà ngoại được đem ra vẽ lấy vẽ để, vẽ đến khi giống thì thôi, nhưng làm sao giống khi mà không có tiền để mua bút màu nữa, còn Nàng thì thoải mái không cần suy nghĩ nhiều về vật chất, Nàng tha hồ làm điều Nàng thích.
Là đứa bé đến 3 tuổi mới bắt đầu nói được vài ba tiếng, cho đến bây giờ Nàng đã được 5 tuổi 3 tháng rồi mà cái giọng đớt đơ của Nàng vẫn không cải thiện được bao nhiêu, vừa nói đớt vừa nói nhanh nên phải "chuyển qua chế độ tiếng anh" thì nghe dễ hơn. Chính vì điều này mà bức tranh nào của Nàng cũng tương đối phong phú nhiều hình ảnh, như một mẫu chuyện nhỏ nhỏ vậy đó.
Mẹ cảm thấy hài lòng khi cho Nàng tham gia lớp hội họa, nhìn những bức tranh của Nàng như mẹ nhìn thấy bức tranh bên trong của chính Nàng và dần nhận ra tính cách, trí tuệ cũng như tình cảm của con thể hiện trong đó. Có một lần Nàng vẽ chú hải quân, đây là bức tranh trên lớp mầm non dạy, về đến nhà Nàng mang bút ra và thêm vào bức tranh cái biếm họa là Nàng tiên cá trên dòng suy nghĩ của chú và diễn giải với nội dung " chú bộ đội nghĩ về Nàng tiên cá".
Thật là màu sắc đúng không Nàng.
Bắt đầu từ đây mẹ "ươm hạt hội họa" này cho Nàng, huy vọng rằng "Hạt mầm " này sẽ giúp Nàng thêm phong phú, cuộc sống sẽ luôn là bức tranh để Nàng vẽ dần từng nét cho cuộc đời Nàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét